“De Gea là ông chủ” trong cuộc đàm phán gia hạn hợp đồng

| Chuyên mục: Bóng đá Anh | 805 Views

HLV Man Utd Louis van Gaal chua chát nói rằng: “De Gea là ông chủ” trong cuộc đàm phán gia hạn hợp đồng với Quỷ đỏ. Thực tế, trường hợp của thủ môn người Tây Ban Nha không phải xa lạ trên thị trường chuyển nhượng hiện tại, khi các cầu thủ nắm quá nhiều quyền lực trong tay.

Đạo luật Bosman
 
Đúng Livescore 20 năm trước, đạo luật Bosman ra đời và gây ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường chuyển nhượng bóng đá. 
 
Chuyện xảy ra từ tháng 6 năm 1990, thời điểm Jean-Marc Bosman hết hạn hợp đồng với R.F.C. de Liège và muốn chuyển đến Dunkerque, một đội bóng của Pháp. Tuy vậy, Dunkerque từ chối trả khoản phí chuyển nhượng mà Liege yêu cầu khiến CLB của Bỉ không cho phép Bosman ra đi.
 
 
Trong khi đó, du doan bong da lương của Bosman bị cắt giảm gần như toàn bộ vì anh không còn là một phần của đội một đội Liege. Ức chế vì cách đối xử của Liege, Bosman quyết định đâm đơn kiện lên Tòa án Công lý châu Âu tại Luxembourg. Phải đến tháng 12 năm 1995, Bosman mới thắng kiện. Và đó cũng là thời điểm luật Bosman ra đời, góp phần thay đổi bộ mặt bóng đá châu Âu. 
 
Trước khi có phán quyết Bosman, một số CLB ở châu Âu có quyền ngăn cản cầu thủ gia nhập một CLB nước ngoài ngay cả khi cầu thủ đó đã hết hợp đồng. Nhờ luật Bosman, các cầu thủ này có thể tự do ra đi khi hết hợp đồng và CLB cũ của họ không nhận được một xu tiền phí chuyển nhượng. Hiện tại, các cầu thủ thậm chí được phép đàm phán, ký thỏa thuận nháp với một CLB khác khi bước vào 6 tháng hợp đồng cuối cùng với CLB chủ quản.
 
De Gea và quyền lực của cầu thủ
 
Chính đạo luật Bosman và các quy định nới lỏng sau đó của UEFA đã giúp cầu thủ ngày càng chiếm thế “thượng phong” trong mối quan hệ với các CLB, CLB chủ quản và các CLB muốn có họ.
 
Như HLV Louis van Gaal mô tả: “Trong một thương vụ có 3 bên tham gia, bên quan trọng nhất chính là cầu thủ. Họ là người có quyền quyết định.”
 
 
Trong trường hợp chỉ còn hơn 1 năm hợp đồng như De Gea, quyền quyết định của các cầu thủ gần như là “tuyệt đối”. Họ có thể đòi hỏi một hợp đồng hậu hĩnh từ CLB, hoặc dùng sức ép bán họ đi với giá rẻ. Và vì ra đi với giá rẻ, họ sẽ có nhiều quyền lợi hơn ở CLB mới. Thậm chí, họ có thể ký hợp đồng mới với một mức phá hợp đồng nhất định để “báo đáp” CLB cũ trước khi ra đi. Dĩ nhiên, các cầu thủ có thể làm mình làm mẩy đều phải có ít nhiều khả năng thực thụ trên sân cỏ mà các CLB thèm muốn.
… Trong bất cứ con đường nào, các cầu thủ luôn nắm đường chuôi và các CLB sẽ phải chạy theo họ. Trường hợp nổi tiếng nhất gần đây là việc Robert Lewandowski dứt áo Dortmund sang Bayern Munich, hay trước đó là việc Van Persie công khai đòi chia tay Arsenal để sang Man Utd thi đấu. Xa hơn nữa là việc Sol Campbell bỏ Tottenham để đầu quân cho đội bóng “kình địch” Arsenal…
 
Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như Fernando Llorente. Vì từ chối kí hợp đồng và tự ý đàm phán sang Juventus,tiền đạo người Tây Ban Nha đã bị Bilbao đày ải suốt 1 năm ở ghế dự bị và đội trẻ. Thời điểm Llorente được tự do ra đi cũng là lúc anh đánh mất cảm giác bóng và khả năng săn bàn. Chính vì thế, tiền đạo cao lớn ở Juventus không còn là “Vua sư tử” như trước. Nhưng không nhiều đội dám làm mạnh tay như Bilbao. Họ hoặc sẽ bán ngay cầu thủ sắp hết hợp đồng với tư tưởng thu về được bao nhiêu hay bấy nhiêu, hoặc sẽ sử dụng cầu thủ này đến hết hợp đồng, với hy vọng có thể làm họ thay đổi ý định vào phút chót.
 
Trở lại trường hợp của De Gea. Man Utd hoàn toàn có thể cứng rắn, kiên quyết giữ thủ môn này đến hết hợp đồng. Họ chỉ vừa gượng dậy sau cơn khủng hoảng thời hậu Sir Alex Ferguson và việc giữ chân các trụ cột như De Gea là một việc làm tối quan trọng. Đừng quên Quỷ đỏ từng phá kỷ lục tiền lương để ký hợp đồng mới với Wayne Rooney ở mùa trước như thế nào khi tiền đạo này bị Chelsea cám dỗ.

Tags: ,